Mùa hè, tôi cùng Su- rích ở với ông bà. Su-rích là em trai tôi. Nó chưa đi học, còn tôi đã vào lớp một. Bực một điều là chẳng bao giờ nó chịu nghe lời tôi. Cũng chỉ là chuyện vặt, chẳng cần! Lúc mới đến, và đến tận bây giờ cũng vậy, chúng tôi lục lọi khắp sân, mò mẫm khắp nhà kho, và cả căn nhà lều. Tôi tìm thấy một chiếc bình thuỷ tinh dính đầy mứt, một hộp sắt tròn đựng xi đánh giầy. Su-rích thì tìm được một tay nắm cửa cũ bằng gỗ, một chiếc vỏ giầy bên chân phải bằng cao su to tướng (dùng để xỏ giầy vào, đi trời mưa). Thế rồi chúng tôi suýt đánh nhau trong nhà lều vì chiếc cần câu. Tôi nhìn thấy trước, và bảo.
- Pập, pập! Đây là của anh!
Su- rích cũng nhìn thấy, hét toáng lên.
- Pập, pập! Của em! Pập – pập ! của em!
Tôi nắm lấy chiếc cần câu, còn nó cũng giữ chặt, cố giằng. Tôi cáu tiết giẩy nó một cái, nó bắn sang một bên, loạng choạng suýt ngã. Nó nói:
- Anh nghĩ sao? Em rất muốn có chiếc cần câu này. Em thì có chiếc vỏ giầy bằng cao su…
- Vậy thì cứ việc ôm lấy cái vỏ giầy ấy, tôi nói. Còn chiếc cần câu đừng hòng lấy khỏi tay anh.
Tôi tìm được cái xẻng trong nhà kho, bỏ ra ngoài đào giun để đi câu cá. Su-rích tìm đến với bà, hỏi xin diêm.
- Cháu lấy diêm làm gì, bà hỏi.
- Cháu nhóm lửa ngoài sân, đốt cái vỏ giầy cho nó chẩy ra, cháu lấy cao su .
- Cháu nghĩa ra cái trò gì vậy? Bà phẩy tay, cháu sẽ thiêu trụi cả nhà bằng cái trò nghịch ngợm của cháu mất. Không được, thằng quỷ sứ ạ, cháu đừng hỏi nữa. Chơi gì không chơi, lại nghịch lửa. Thôi, bà không nghe cháu nữa.
Su-rích lấy dây, buộc một đầu vào tay nắm cửa cũ, một đầu vào chiếc vỏ giầy bằng cao su. Nó cầm cái tay nắm cửa kéo chiếc vỏ giầy cao su ở phía sau, đi quanh sân. Nó đi tới đâu, cái vỏ giầy cao su đi tới đó.
Nó đến gần tôi, thấy tôi đang đào giun, nó bảo:
- Thôi, đừng cố làm gì. dù sao cũng chẳng con cá nào cắn câu đâu!
- Vì sao? Tôi hỏi.
- Em đã yểm bùa cho lũ cá rồi.
- Cứ việc mà niệm thần chú, yểm bùa, tôi nói. Niệm đi cho khoẻ.
Tôi đã kiếm đủ giun, cho vào hộp, vác cần câu ra ao.
Ao ở ngay sâu sân, giáp đầu ruộng rau của nông trường. Tôi mắc mồi vào lưỡi câu, ngồi xuống bờ ao và thả câu. Đang ngồi theo dõi cái phao, Su-rích lẻn đến sau lưng tôi hét to đến rát họng:
- Phù phép đi bà!
Phù phép đi ông!
Phù phép đi gấu xám!
Tôi cố nhịn, không nói gì. Còn lạ gì nó nữa, bây giờ tôi mà nói một câu, nó sẽ càng làm già hơn.
Thế rồi nó quăng chiếc vỏ giầy cao su ra giữa ao, cầm cái tay nắm cửa giật dây cho cái vỏ giầy cao su lắc qua lắc lại. Sau đó nó lại nghĩ ra một trò mới. Quăng chiếc vỏ giầy ra xã hơn, nhặt đá ném cho chìm xuống, rồi lại cầm dây kéo lên.
Lúc đầu tôi còn cố nhịn, sau không thể chịu được nữa, tôi quát:
- Cút ngay khỏi đây! Mày làm cá sợ chạy hết rồi.
- Dù sao cũng không câu được. Cá bị yểm bùa phép hết rồi.
Nó lại ném cái vỏ giầy cao su ra giữa ao. Tôi chồm dậy, vớ cái gậy, xông vào nó. Nó lùi dần, kéo theo chiếc vỏ giầy quậy dập dờn dưới nước theo từng bước chân xa dần của nó.
Tôi quay lại bờ ao, ngồi xuống câu tiếp. Câu mãi, câu mãi, mặt trời đã lên cao, mà tôi cứ ngồi theo dõi cái phao. Chẳng có con cá nào đụng vào mồi câu, mặc tôi muốn thử thế nào thì thử. Tôi cáu Su-rích lắm. Túm được, tôi sẽ cho nó một trận. Chẳng phải tôi tin vào cái chuyện yểm bùa, phù phép của nó. Nhưng tôi biết, nếu về tay không, sẽ bị nó cười cho. Cố thử mọi cách, hết quăng mồi ra xa, lại kéo vào gần bờ, hết thả nông, đến thả sâu hơn, vẫn chẳng ăn thua.
Đói quá, tôi muốn vềnhà ăn trưa. Đang đi bỗng nghe tiéng gõ vào vào cánh cổng: chát chát, cốp cốp. Lại gần nhìn, thì ra Su-rích. Nó kiếm đâu ra chiếc búa, mấy cái đinh, và đang đóng chiếc tay nắm cửa cũ vào cánh cổng ngách.
- Em đóng thế để làm gì? Tôi hỏi.
Thấy tôi, nó khoái chí lắm:
- Hì -hì - hì, ông thợ câu đã về, chắc nhiều cá lắm nhỉ?
Tôi nói:
- Sao mày lại đóng cái tay nắm ấy vào cánh cửa. Đã có một cái rồi mà.
- Chẳng sao cả - cứ để cả hai! Ngộ nhỡ đột nhiện một cái bị gẫy, có cái khác ngay.
Đóng xong cái tay nắm, nó vẫn còn một chiếc đinh. Làm gì với chiếc đinh này? Nó định cứ thế đóng vào cái cổng chơi, nhưng sau đó chợt nghĩ ra. Nó ướm chiếc vỏ giầy cao su vào cánh cổng rồi đóng đinh chặt vào.
- Thế cái này để làm gì?
- Chẳng làm gì?
- Chẳng làm gì, đồ ngốc, tôi nói.
Chợt chúng tôi nhìn thấy ông đi làm về. Su-rích sợ hãi. nó định che chiếc vỏ giầy cao su đi, nhưng che không kín. Nó liền đứng giậy, dang hai tay, tựa lưng vào chiếc vỏ giầy.
Ông đi đến, tươi cười:
- ồ!đúng là những anh chàng cừ khôi, vừa mới đến, đã làm việc ngay. Ai nghĩ ra cách đóng cái tay nắm thứ hai vào cánh cổng thế?
- Đấy là Su-rích ạ, tôi nói.
Ông gật gù:
- Chứ sao, bây giờ chúng ta có hai tay nắm cửa, một trên cao, một dưới thấp, Ngộ nhỡ có một người thấp bé tới, không với được cái trên cao, đã có cái dưới thấp rồi.
Và ông nhìn thấy chiếc vỏ giầy cao su:
Còn đây là cái gì?
Tôi cười thầm, chắc bây giờ, tôi nghĩ, Su-rích sẽ được một trận. Nó đỏ cả mặt, chưa biết trả lời thế nào.
Ông bảo:
- Hay đấy! Cái này có thể dùng thay thùng thư. Chú bưu điện đến, thấy nhà không có ai, bỏ thư vào chiếc vỏ giầy cao su này, rồi di tiếp. Thật là có sáng kiến.
- Đấy là do cháu nghĩ ra, Su-rích chộp ngay cơ hội.
- Chẳng lẽ lại là cháu.
- Cháu thề danh dự!
- Giỏi lắm, ông dang hai tay, nói.
Trong bữa ăn trưa, ông kể cho bà nghe về chiếc vỏ giầy.
- Bà không biết thằng bé sáng dạ như thế nào đâu. Nó nghĩ ra được cái gì, bà biết không? Đóng cái vỏ giầy cao su vào cánh cổng, hay chưa? Đã lâu, tôi định đóng thùng thư vào đây. Thế mà tôi không nghĩ ra. Dùng cái vỏ giầy ấy có phải tiện không.
Thôi, được rồi!Bà tủm tỉm cười. Tôi đã mua về một chiếc thùng thư, nhưng thôi, cứ treo cái vỏ giầy ấy cũng được rồi.
Ăn trưa xong, Su-rích chạy ra vườn, ông nói:
- Thế là vừa đến đây, Su-rích đã trổ tài rồi. Còn cháu, cũng phải làm cái gì chứ, mạnh dạn lên, cho ông bà vui.
- Cháu đi câu cá, tôi nói, nhưng cá không cắn câu ông ạ.
- Thế cháu câu ở đâu?
- Ngoài ao ạ.
- úi chà, ông kéo dài giọng, cá gì ở đây? Cái ao ấy người ta mới đào. Cả ếch còn chưa đến ở, nói gì cá. Con bồ câu nhỏ của ông ạ, cố đi xa hơn, ra con sông nhỏ, ở chỗ có chiếc cầu, nước chẩy nhanh mới có cá. Đến đấy mà câu.
Ông đi làm. Tôi cầm cần câu nói với Su-rích.
- Nào, chúng mình cùng ra sông, câu chung.
- Ha – ha! Sợ rồi chứ gì? Nó nói. Bây giờ mới hạ mình thương lượng.
- Sao anh lại phải hạ mình thương lượng?
- Để em không niệm thần chú nữa.
- Thế thì cứ việc, xin mời, Tôi nói.
Tôi nhặt hộp giun, cái bình mứt để đựng cá, đi ra sông.
Su-rích nhẩn nha đi phía sau.
Tới sông, tôi đứng lại gần chiếc cầu, nơi nước chảy nhanh, bắt đầu thả câu.
Su-rích nhẩy nhót quanh tôi, luôn mồm lẩm nhẩm.
- Phù phép đi Bà!
- Phù phép đi Ông!
- Phù phép đi gấu xám!
Dừng giây lát lấy hơi, rồi lại tiếp tục, phù phép đi, phù phép đi …
Chợt cá cắn câu, tôi giật vội. Con cá bị kéo bật lên trên không, vùng vẫy tuột khỏi lưỡi câu, rơi xuống giẫy đành đạch ngay mép bờ.
Su-rích hét lên.
- Tóm lấy nó.
Nó nhẩy về phía con cá, định chộp, con cá rạch dọc bờ. Nó nhào tới úp thẳng bụng lên con cá mà không làm sao bắt được. Thiếu chút nữa con cá quẫy được xuống nước. Cuối cùng Su-rích cũng tóm được con cá. Tôi múc nước vào cái bình. Su-rích thả con cá vào, và đứng ngắm.
- Đây là cá rô, nó nói, thề rằng đây chính là cá rô, nhìn xem, những đường sọc của nó kìa! Bập, bập, nó là của em.
- ừ, thì của em – Chúng mình sẽ còn câu được nhiều!
Ngày hôm đó chúng tôi câu “sát” lắm. Được sáu con rô, bốn con bống, thậm chí còn được một con cá diếc.
Trên đường về, Su-rích ôm chiếc bình đựng cá. Nó giữ chặt, không chịu đưa cho tôi. Nó rất vui, quê cả bực mình khi thấy chiếc vỏ giầy cao su của nó đã biến mất, thay vào đó là một thùng thư mới màu xanh, trên cánh cổng ngách.
- Thôi, cũng được. Nó nói. Theo em, chiếc thùng này còn tốt hơn chiếc vỏ giầy cao su. Nó làm bộ phẩy tay, chạy nhanh đem cá vào khoe Bà. Bà khen chúng tôi. Tôi bảo nó:
- Đấy, thấy chưa, thế mà em cứ ra sức niệm thần chú. Thần chú với bùa của em chẳng làm được tích sự gì. Anh chẳng tin vào thần chú với bùa ngải.
- Quên đi, Thế anh nghĩ em cũng tin à? Chỉ có những người kém hiểu biết mới tin thôi, à mà cả các cụ già khốt-ta-bít nữa.
Nói câu này, nó định chọc cho bà cười, vì tuy già rồi, nhưng bà cũng không tin vào những chuyện mê tín.